Việt Nam Việt Nam English English

NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trang chủ >> Tham mưu, tham vấn

LĨNH VỰC THAM MƯU, THAM VẤN VÀ PHẢN BIỆN

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

MỤC TIÊU

Trong khoa học, phản biện là nhận xét, đánh giá, bình luận, thẩm định các công trình khoa học, dự án, đề án, đề tài trong các lĩnh vực khác nhau.

Phản biện xã hội là phản biện của các trí thức, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức quần chúng, các hội, tổ chức phi chính phủ (gọi chung là các tổ chức và cá nhân) về các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch bảo vệ môi trường môi trường… của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

GIẢI PHÁP

a) Đối tượng, nội dung và các hình thức của phản biện chính sách công

 - Đối tượng phản biện của chính sách công là dự thảo các phương án chính sách, các chương trình, dự án chính sách trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

 - Nội dung của phản biện đối với các dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án (gọi chung là dự thảo văn bản) của các cơ quan nhà nước liên quan đến công tác quản lý môi trường ngành công thương bao gồm sự cần thiết, sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tính đúng đắn khoa học, tính khả thi; đánh giá tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường của dự thảo văn bản; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhân dân, tổ chức.

 - Nội dung phản biện chính sách công tập trung vào các vấn đề chủ yếu như: vấn đề chính sách, mục tiêu, giải pháp chính sách, phạm vi, đối tượng, thể chế, chủ thể chính sách. 

 - Các hình thức phản biện chính sách công:

  + Tổ chức hội nghị phản biện chính sách.

  + Gửi dự thảo chính sách đến các tổ chức, cá nhân có liên quan lấy ý kiến phản biện.

  + Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chủ thể xây dựng, ban hành chính sách với các tổ chức, cá nhân phản biện chính sách.

  + Phổ biến, tuyên truyền hay truyền thông chính sách, lấy ý kiến từ công luận thông qua hệ thống truyền thông đại chúng: đài truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, trang thông tin điện tử…

  + Xin ý kiến phản biện từ các chuyên gia phân tích, hoạch định chính sách.

b) Xây dựng năng lực và trách nhiệm xã hội 

 Xây dựng đội viên chức nhận trách nhiệm của người khai sáng, tiên phong đi đầu trong việc tìm tòi, phát hiện ra những vấn đề mới trong quản lý môi trường, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặt chúng trong hệ quy chiếu rộng lớn của đời sống cộng đồng, từ đó đánh giá tác động của chúng đối với lợi ích trước mắt và lâu dài của xã hội.

 Rất nhiều vấn đề nghiên cứu đã được phát hiện từ chính sách của các cơ quan công quyền. Với vai trò và trách nhiệm của mình, viên chức của Phòng sẽ là đội ngũ quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng hoạt động tư vấn, phản biện chính sách.

  • Nghiên cứu môi trườngoverlay
    Nghiên cứu đổi mới hoạt động quản lý và triển khai thực hiện các đề tài, dự án đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
  • Tư vấn môi trườngoverlay
    Giúp khách hàng áp dụng các biện pháp và công cụ phù hợp nhằm bảo vệ tốt môi trường tại DN cũng như hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội.
  • Đánh giá TĐ chính sáchoverlay
    Đánh giá sự ảnh hưởng của chính sách đối với các đối tượng khác nhau trong xã hội và đối với sự phát triển chung của xã hội
  • Tham mưu, tham vấnoverlay
    Nhận xét, đánh giá, bình luận, thẩm định các công trình khoa học, dự án, đề án, đề tài trong lĩnh vực Môi Trường.
  • Hợp tác, đào tạooverlay
    Xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, tư vấn Môi Trường có đủ tiêu chuẩn và đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu và tư vấn.
  • Hội thảo môi trườngoverlay
    Tăng cường hợp tác quốc tế nhất là với các cơ sở, viện nghiên cứu trong khu vực để liên kết đào tạo, trao đổi kinh nghiệm.