Việt Nam Việt Nam English English
Trang chủ >> Tham mưu, tham vấn

LĨNH VỰC THAM MƯU, THAM VẤN VÀ PHẢN BIỆN

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

1. Kết quả đạt được

a) Tham mưu, tham vấn bằng văn bản

Theo thống kê trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2017 khi Viện nghiên cứu Chiến lược chính sách Công Thương được thành lập (Nghị định 98/NĐ-CP ngày ngày 18/8/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương) Phòng Môi trường đã có bước tiến mới trong tham mưu tổng hợp giúp Viện, Viện trưởng trả lời các tham vấn bằng văn bản về cơ chế, chính sách quản lý về môi trường, phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng, biến đổi khí hậu.... kịp thời theo quy định.

Tham mưu, đề xuất độc lập, chủ động hơn, kịp thời và có chất lượng hơn; tính chất tổng hợp liên ngành, tính chiến lược vĩ mô trong tham mưu ngày càng thể hiện rõ nét; vai trò điều phối, đặc biệt là điều phối chính sách, được khẳng định; cách thức, phương pháp tham mưu đã có sự đổi mới…

b) Tham mưu, tham vấn qua hội thảo

Bên cạnh đó, Phòng Môi trường đã chủ động tham gia nhiều hội thảo chuyên ngành trung bình 10-20 cuộc hội thảo/hội nghị/năm đã đóng góp nhiều kiến nghị, khuyến nghị được đánh giá cao góp phần thão gỡ vưỡng mắc, khó khăn trong công tác quản lý môi trường ngành công thương. Các hội nghị/hội thảo điển hình:

- Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ III đã được tổ chức trong 2 ngày 17-18/11/2010 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội);

- Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ IV năm 2015 do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp vơi các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước tổ chức ngày 30 tháng 9 năm 2015 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội;

- Hội nghị đối thoại cấp cao về Biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) tổ chức chính thức diễn ra tại Hà Nội ngày 10/10/2018;

c) Tham mưu, tham vấn trực tiếp

Cử người trực tiếp tham gia tham vấn và tiếp súc với nhiều cá nhân, tổ chức khi đến làm việc tại Viện liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng môi trường.

Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn của đất nước, so với đòi hỏi và mong muốn của Lãnh đạo Viện, so với vị trí, vai trò của Viện nghiên cứu CLCSCT có thể thấy kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu.

Để tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò, trách nhiệm chủ động, sáng tạo trong thực hiện chức năng nhiệm vụ của Viện, Phòng Môi trường sẽ xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành phù hợp; đồng thời hoàn thiện cơ chế và triển khai thực hiện huy động rộng rãi các nhà khoa học, các chuyên gia tham gia tư vấn cho hoạt động tham mưu tổng hợp của Viện.

Đồng thời, Phòng Môi trường xây dựng chuyên môn tinh nhanh và chuyên nghiệp. Cơ cấu bộ máy này vừa bảo đảm nghiên cứu chuyên sâu theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

2. Đánh giá chung

- Chất lượng công tác tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu, tham vấn chưa cao. Chất lượng tham mưu xây dựng chương trình nghiên cứu, tham vấn có mặt còn hạn chế. Chương trình công tác quý, chương trình công tác tháng, lịch công tác tuần tính ổn định thấp, sau khi xây dựng còn phải thay đổi, bổ sung nhiều mới thực hiện được.

- Về công tác tham mưu trên lĩnh vực môi trường: hoạt động tham mưu giúp Lãnh đạo Viện nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược, chính sách về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện nghiên cứu khoa học, tư vấn, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chất lượng công tác tham mưu chiến lược chính sách chưa cao; sự phối hợp với các đơn vị trực thuộc trong và ngoài Viện chưa được chặt chẽ.

- Tham mưu cho các tổ chức quốc tế còn nhiều hạn chế, việc cụ thể hóa một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Chính phủ vào điều kiện thực tế của ngành còn chậm; phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác đối ngoại (bộ phận hợp tác quốc tế) chưa thật chặt chẽ. Các chuyên viên của phòng chưa chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ đối ngoại và hợp tác quốc tế.

- Về công tác kiểm soát các kết quả nghiên cứu: sự phối hợp với cơ quan triển khai thực hiện còn hạn chế, thiếu đôn đốc thường xuyên, kiểm soát một số đề tài/dự án chậm về thời gian; chất lượng kiểm soát chưa cao, mới chú ý thẩm định về văn phong, thể thức, câu từ, chưa chú trọng về mặt nội dung.

- Về công tác tổng hợp thông tin: thông tin chưa được cập nhật một cách đầy đủ có hệ thống để cung cấp thường xuyên lãnh đạo Viện. Sản phẩm công tác thông tin còn đơn điệu, chủ yếu là các báo cáo định kỳ và đột xuất khi được yêu cầu. Nội dung thông tin chưa thật phong phú, có việc chưa kịp thời; thông tin chủ yếu theo chiều thuận mà chưa thu thập xử lý thông tin theo chiều ngược.