Việt Nam Việt Nam English English

NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trang chủ >> Kết quả nghiên cứu

Điều tra hiện trạng công nghiệp môi trường, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ngành CNMT ở Việt Nam

1) Bối cảnh

Năm 2005, Luật BVMT giao cho Bộ Công nghiệp (Bộ Công Thương ngày nay) chỉ đạo phát triển ngành CNMT (Khoản 5, Điều 121, Luật BVMT năm 2005). Năm 2012, Bộ Công Thương được Chính phủ giao chức năng chỉ đạo phát triển ngành CNMT tại Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương (Trước đó, Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương chỉ có 12 ngành và 10 lĩnh vực, không có ngành CNMT) tiếp theo đó là sự ra đời của Phòng Kiểm soát ô nhiễm và CNMT tại Quyết định số 699/QĐ-BCT ngày 31/1/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, bộ máy quản lý nhà nước về phát triển ngành CNMT được định hình và hiện tại tại Quyết định 3689/QĐ-BCT ngày 26/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Phòng Kiểm soát ô nhiễm.

2) Mục tiêu dự án

Dự án điều tra khảo sát nhằm nhận diện rõ ngành công nghiệp môi trường Việt Nam, thực trạng hoạt động và tiềm năng phát triển của ngành:

- Điều tra nhu cầu bảo vệ môi trường:

+ Nhu cầu bảo vệ môi trường tại 20 tỉnh/thành phố

+ Nhu cầu bảo vệ môi trường của 17 ngành/lĩnh vực

  • - Điều tra năng lực đáp ứng của doanh nghiệp công nghiệp môi trường
  • - Điều tra các khía cạnh chính sách ảnh hưởng hoạt động BVMT và sự phát triển ngành công nghiệp môi trường:
  • + Điều tra doanh nghiệp công nghiệp môi trường
  • + Điều tra năng lực của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ môi trường
  • + Điều tra các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
  • + Điều tra các doanh nghiệp năng lực của các doanh nghiệp sản xuất thiết bị vật tư môi trường
  • + Điều tra các doanh nghiệp năng lực của các doanh nghiệp quản lý tài nguyên
  • + Các chính sách, quy định pháp luật ảnh hưởng đến thực thi các hoạt động bảo vệ môi trường
  • + Các chính sách, quy định pháp luật ảnh hưởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp môi trường

Phạm vi điều tra: điều tra chú trọng 2 vấn đề chính là nhu cầu thị trường đối với ngành công nghiệp môi trường và năng lực đáp ứng của ngành công nghiệp môi trường hiện nay. Nhu cầu thị trường được đánh giá thông qua nhu cầu bảo vệ môi trường của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, gồm cả hoạt động đang có nhu cầu nhưng chưa triển khai và đã triển khai các hoạt động nhất định về BVMT. Vì vậy, nhu cầu thị trường có thể là sản phẩm/dịch vụ cụ thể hoặc số liệu về nhu cầu đầu tư của các đối tượng được điều tra nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Năng lực đáp ứng của ngành công nghiệp môi trường được đánh giá thông qua năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp môi trường.

Điều tra được tiến hành theo mặt cắt dọc là 17 ngành/lĩnh vực đặc trưng cho hoạt động bảo vệ môi trường và mặt cắt ngang là 20 tỉnh thành trong cả n­ước, đại diện cho các vùng kinh tế trọng điểm và các miền Bắc, Trung, Nam.

Danh sách 20 tỉnh:
TP. Hà Nội Phú Thọ TP. Đà Nẵng
Bắc Ninh Thái Nguyên TP. Hồ Chí Minh
Hà Tây Nghệ An Bình Dương
Hưng Yên Thanh Hoá Đồng Nai
Hải Dương Thừa Thiên Huế Bà Rịa-Vũng Tàu
TP. Hải Phòng Quảng Ngãi TP. Cần Thơ
Quảng Ninh Khánh Hoà

Danh sách các ngành/lĩnh vực:
1 Ngành Khai khoáng 10 Làng nghề
2 Ngành Chế biến thực phẩm 11 Ngành Thuỷ sản
3 Ngành Giấy 12 Ngành Xây dựng
4 Ngành Dệt may 13 Ngành Du lịch
5 Ngành Hoá chất 14 Ngành Viễn thông
6 Ngành Dầu khí 15 Ngành Giao thông
7 Ngành Cơ khí 16 Ngành Y tế
8 Ngành Điện 17 Ngành Nông nghiệp
9 Các KCN và KCX

 

3) Kết quả

Kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng và những lợi thế của ngành công nghiệp môi trường tập trung vào các lĩnh vực sau:

Dịch vụ vệ sinh và thu gom chất thải

 Giá trị của các dịch vụ này hiện lên tới hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó, xuất hiện nhiều dịch vụ mới như vệ sinh tòa nhà (công sở và hộ gia đình). Dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp đang dần thay thế cho các hoạt động tự cung trước kia. Nhiều dịch vụ chuyên biệt như vệ sinh mặt ngoài các tòa nhà cao tầng, sử dụng trang thiết bị hiện đại đã xuất hiện ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu đang tăng cao.

Dịch vụ xây dựng và lắp đặt công trình (EPC)

 Đây là dịch vụ thế mạnh của Việt Nam, đem lại doanh thu mỗi năm, riêng xử lý nước thải, ước khoảng vài ngàn tỷ đồng. Một số công ty có tên tuổi trong lĩnh vực này phải kể đến SEEN, ECO, ASIATECH, EBARA và nhiều công ty khác. Việt Nam chưa phát triển mạnh các dịch vụ theo kiểu BOT, chuyển từ xây lắp sang vận hành công trình, do còn thiếu các cơ chế chính sách và các chế tài ràng buộc đủ mạnh.

Dịch vụ đo đạc, điều tra đánh giá môi trường

 Dịch vụ này hiện chủ yếu vẫn sử dụng vốn ngân sách, do các đơn vị sự nghiệp như trung tâm quan trắc của bộ ngành và địa phương đảm nhận. Việt Nam đã có hệ thống các trạm quan trắc quốc gia, từng địa phương có hệ thống các điểm quan trắc nhưng mức đầu tư còn thấp. Các dịch vụ đo đạc, đánh giá và lập báo cáo cho doanh nghiệp chưa thực hiện được nhiều và giá trị đầu tư chưa cao. Các dự án đo đạc, điều tra chuyên biệt (như đánh giá PCBs, kim loại nặng…) vẫn phải có sự hỗ trợ của nước ngoài về công nghệ và đầu tư.

Dịch vụ tư vấn môi trường:

Có nhiều loại hình dịch vụ tư vấn môi trường như tư vấn điều tra và lập dự án ĐTM, ĐMC, CDM hay các tư vấn giải pháp công nghệ, giảm thiểu chất thải và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, mua sắm thiết bị công nghệ, tư vấn chính sách, tư vấn pháp luật, đào tạo…

Dịch vụ nổi trội và có doanh thu lớn nhất hiện nay là tư vấn ĐTM. Theo một nghiên cứu điều tra, cả nước hiện có khoảng gần 100 tổ chức/công ty chuyên tư vấn lập báo cáo ĐTM. Doanh thu riêng lĩnh vực ĐTM ở Việt Nam mỗi năm khoảng 1000 tỷ đồng (gần 50 triệu USD).

Tiếp theo là các dịch vụ tư vấn CDM, mua bán cacbon. Theo báo cáo điều tra năm 2006, thị trường này có khả năng đạt doanh thu vài ngàn tỷ đồng.

Lĩnh vực có tỷ trọng doanh thu cao nhất và sản xuất quy mô lớn nhất hiện nay là công nghiệp xử lý nước thải và chế biến chất thải rắn. Đây cũng là những mục tiêu ưu tiên được xem xét trong quy hoạch phát triển lĩnh vực dịch vụ, hướng đến phát triển khu vực sản xuất mang tính công nghiệp, giải quyết vấn đề môi trường cấp thiết hiện nay về chất thải. Sau đây sẽ xem xét chi tiết hiện trạng lĩnh vực dịch vụ chế biến chất thải ở Việt Nam.

Như vậy, dự án của Phòng Môi trường thực hiện cũng đã đóng góp hiệu quả ban đầu nhất định về chính sách phát triển ngành công nghiệp môi trường.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHÁC
  • Nghiên cứu môi trườngoverlay
    Nghiên cứu đổi mới hoạt động quản lý và triển khai thực hiện các đề tài, dự án đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
  • Tư vấn môi trườngoverlay
    Giúp khách hàng áp dụng các biện pháp và công cụ phù hợp nhằm bảo vệ tốt môi trường tại DN cũng như hoàn thành tốt trách nhiệm xã hội.
  • Đánh giá TĐ chính sáchoverlay
    Đánh giá sự ảnh hưởng của chính sách đối với các đối tượng khác nhau trong xã hội và đối với sự phát triển chung của xã hội
  • Tham mưu, tham vấnoverlay
    Nhận xét, đánh giá, bình luận, thẩm định các công trình khoa học, dự án, đề án, đề tài trong lĩnh vực Môi Trường.
  • Hợp tác, đào tạooverlay
    Xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, tư vấn Môi Trường có đủ tiêu chuẩn và đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu và tư vấn.
  • Hội thảo môi trườngoverlay
    Tăng cường hợp tác quốc tế nhất là với các cơ sở, viện nghiên cứu trong khu vực để liên kết đào tạo, trao đổi kinh nghiệm.